300x250 AD TOP

THU MUA ĐỒNG NÁT TẠI HÀ NỘI |THU MUA ĐỒNG NÁT | THU MUA PHẾ LIỆU | DỊCH VỤ ĐỒNG NÁT | 0986981461. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Tagged under: , , , , , , , ,

Thu mua đồng nát – kiếm bạc tỷ

Thu mua đồng nát – kiếm bạc tỷ
Buôn đồng nát về xây biệt thự

Những năm  trở về trước, mọi người dân đều có một nghề là làm nông dân. Mỗi nhà cũng khoảng 3-5 xào cho mỗi vụ vào mỗi dịp cấy thì đi cấy khoán để kiếm thêm thu nhập nhưng đời sống còn bấp bênh, thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp.
Ngoài nghề làm nông là nghề chính, những người từ vùng quê nghèo còn có nghề đúc đồng ở Nghệ An,nghề dệt chiếu ở Thái Bình…, tranh thủ làm thêm những ngày nông nhàn khi cấy xong. Sau đó, nhờ có cuộc đổi mới về  với thời cuộc, người dân bắt đầu trở lên Hà Nội với những đôi quang gánh,và dùng cả những chiếc xe đạp cà tàng đi buôn đồng nát. Trước tiên họ đi thu mua phế liệu đồng về để phục vụ cho nghề đúc đồng của mình.Hình ảnh sáng sớm người vác trên vai những quanh gánh ,những xe đạp  đi mua đồng nát, những đứa trẻ thì đèo thùng xốp sau xe đi qua các con phố ngõ hẻm đi rao mua đồng nát... một công việc trở nên quá quen thuộc với bà con và những người dân Hà Nội.
Nghề Thu Mua Đồng Nát 

Mới ban đầu họ chỉ đi thu gom ở các huyện xã trên địa bàn Hà Nội rồi sau đó tiếp tục mở rộng địa bàn ra các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. Thời gian đầu họ chỉ mua đồng nhưng sau thấy nhôm, sắt, nhựa… cũng nhiều nên gom về nhập cho các đại lý lớn thu mua.
Vào thời điểm đó cả làng đi lên Hà Nội buôn đồng nát và họ thu mua đủ thứ như xoong nồi đồng nát, buôn lông vịt, dép nhựa hỏng, bao bì, chai lọ… Cứ hễ cái nào mua được, bán được là họ buôn hết. Cũng từ đó một vùng quên đó còn có tên gọi khác là "Làng phế liệu".

Người dân ở xã bên thấy bà con nơi đây làm quần quật như vậy mà không khá lên nên chẳng để ý hay học theo. Họ đâu ngờ, trong nội bộ xã này đang có sự chuyển mình mạnh mẽ về thu nhập, nhiều người giàu ngầm. Chỉ với chiếc xe đạp cà tàng, ăn sương nằm gió khắp nơi, người dân của vùng quê nghèo đang chuẩn bị cho mình một bộ mặt mới.

Khi giá phế liệu trong nước dần được giá  hơn, họ lại lân ra sang tận các tỉnh lân cận để thu mua. Thời điểm này, giá phế liệu tại các tỉnh vô cùng thấp, thế là người dân trong vùng lại ồ ạt kéo nhau đi các tỉnh để làm nghề thu mua đồng nát. Lúc đầu là chiếc xe đạp cọc cạch,rồi chiếc xe ba bánh tự chế và cuối cùng mua riêng cho mình một cái xe để chuyên phục vụ cho thu mua phếliệu.
Mỗi chuyến phế liệu từ các tỉnh về lại được tập kết ở các đại lý .Sau công đoạn qua phân loại, tái chế phế liệu được đưa trở  về nơi tái chế bán với giá cao. Dần dần, làng đồng nátlàng phế liệu  phất lên nhanh chóng và trở thành một trong những xã giàu nhất nhờ nghề thu lượm phế liệu.
Chỉ trong một thời gian ngắn, xã mang một bộ mặt hoàn toàn mới. Những ngôi nhà biệt thự nằm san sát thành một con phố dài dọc trung tâm xã chính nhờ từ nghề đồng nát.
Hiện anh Duy người đã bỏ học để đi lên Hà Nội làm nghề thu mua đồng nát nay đã xây dựng gia đình, cơ ngơi khang trang. Còn Lợi dù chưa vợ con nhưng cũng nắm trong tay số vốn khá lớn. Tương tự, anh Đắc (29 tuổi) sau khi học xong trung cấp cơ điện nhưng đi làm lương thấp nên đã bỏ sang làm nghề  buôn bán. Những ngày đầu do vốn ít nên anh chỉ buôn bán những mặt hàng nhỏ như kim chỉ, đá lửa, kẹp tóc...
Một thời gian sau, Đắc vay mượn, cầm cố nhà cửa để mua những mặt hàng có giá trị. Nhờ tích cóp nay Đắc đã trở thành một tỷ phú trẻ của vùng này với vốn lên đến cả chục tỷ đồng.