Xã hội đã phân công, mỗi người một nghề một nghiệp, dù đó là công việc gì đi nữa miễn là không vi phạm pháp luật đều đáng được trân trọng. Nghề thu mua phế liệu cũng vậy, nhiều người nhọc nhằn từ các tỉnh Nam Định,Thái Bình… ra Hà Nội mưu sinh làm ăn nhưng cũng có nhiều người “phất lên” từ nó.
Cần phải luôn quan sát và nhặt nhạnh từng tý một. Đó là yêu cầu quan trọng mà người làm nghề thu mua đồng nát(Thu mua phế liệu) phải làm. Họ nhặt từng túi nilon, vỏ chai nhựa, bìa, giấy báo… Những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì nên phần lớn người làm nghề này đều là những chị em phụ nữ đã có gia đình, nhưng vì lý do nào đó mà chưa có công việc ổn định.
Trên các đường phố Hà Nội, trong các ngõ ngách đều có sự xuất hiện của những người làm nghề thu mua đồng nát. Họ đạp xe khắp mọi ngõ ngách, chở phía sau đủ thứ đồ cũ rích mà họ mua được. Người may mắn thì có “mối” khách quen ở các xóm trọ, trường học, gia đình… còn không thì phải đi “rao” từng nhà để thu mua phế liệu. Ngoài ra, họ cũng tự “tìm kiếm” các đồ đồng nát tại các bãi rác, thùng rác công cộng.
Tại các khu trọ, số lượng người làm nghề mua bán đồng nát còn đông hơn nhiều
Thực tế, nhiều người đã giàu lên từ nghề thu mua phế liệu này. Ban đầu, họ cũng đạp xe đi khắp phố phường để thu mua phế liệu. Nhưng sau quen với công việc họ mở một cửa hàng chuyên thu mua phế liệu và thuê một mảnh đất nhỏ để làm nơi chứa hàng bởi kiếm được nhiều lợi nhuận từ công việc này. Hàng ngày, những người thu mua đồng nát khác lại đem phế liệu mà họ “gom” được tới bán.
Tất nhiên, không phải ai cũng may mắn thành công trong nghề. Nhiều người buôn bán đồng nát cũng phải chấp nhận những rủi ro khi mà hàng ngày tiếp xúc với nhiều thứ đồ bỏ đi, không đảm bảo vệ sinh. Phải bới và nhặt nhạnh phế liệu từ các thùng rác công cộng, họ luôn bị những vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm. Các căn bệnh ngoài da, sốt, bị côn trùng đốt… là điều họ phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ.
Hiểm họa từ bệnh tật là vậy nhưng vẫn còn những nguy hiểm khác rập rình xung quanh họ, nhất là những phụ nữ. Buông lời trêu ghẹo, cợt nhả hay những hành động “quá trớn” của một số đàn ông cũng là mối lo ngại của những phụ nữ làm nghề đồng nát. Nhiều chị em không dám đi vào những con ngõ vắng vẻ, yên ắng.
Một thực trạng nữa cũng rất đáng lo ngại, đó chính là việc những người mưu sinh bằng nghề này đều không có bảo hiểm, không có các hình thức đảm bảo an toàn, cũng như các phương tiện cần thiết bởi đây được coi là nghề tự do. Cho nên, những rủi ro mà công việc đem lại người lao động phải tự mình gánh chịu. Nhiều khi, cái rủi ro ấy còn kéo theo những rắc rối, hệ lụy không chỉ cho riêng người lao động mà ngay cả gia đình, người thân.
Nghề nào cũng vậy, nếu biết cách tính toán thì bao giờ cũng đạt được những thành công nhất định.
Để biết thêm mời bạn xem chi tiết tại đây!
DỊCH VỤ ĐỒNG NÁT
Hotline:0986.981.461
Email:dichvudongnat@gmail.com
|